Tin tức

Hướng dẫn thi công lưới địa kỹ thuật phần 2

Thi công lưới địa kỹ thuật phần 2

Thi công lưới địa kỹ thuật Phần 2

Trước khi vào nội dung chính là thi công lưới địa kỹ thuật phần 2 thì cần phải xem lại thi công lưới địa kỹ thuật phần 1.

Xem thêm: Hướng dẫn thi công lưới địa kỹ thuật phần 1

Lưới địa kỹ thuật phải trải với chiều dài liên tục theo hướng chịu lực chính. Không được phép có chồng mép, khâu hoặc nối cơ học trong hướng chịu lực chính. Các tấm lưới địa kỹ thuật liền kề (ngang với hướng chịu lực chính) được trải sao cho đảm bảo sự che phủ 100% của lưới địa kỹ thuật. Điều này có thể đạt được bằng cách chồng mép 50mm hoặc 2-3 mắt lưới, trừ phi có sự chỉ định khác trong bản vẽ thi công hoặc hướng dẫn khác của kỹ sư hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, có thể buộc các mắt của các tấm gần kề bằng sợi HDPE, hay sợi PET

Lưới địa kỹ thuật được trải với số lượng vừa đủ cho việc thi công liên tục, nhằm tránh sự hư hỏng không cần thiết. Sau khi trải lưới địa kỹ thuật, các lớp đất tiếp theo được đổ chèn, thi công đầm nén theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Sau khi đã hoàn thiện lớp đất tiếp theo, lớp lưới địa kỹ thuật mới lại được trải và neo như đã hướng dẫn ở trên. Quá trình thi công được tiếp tục theo đúng quy trình này cho các lớp lưới địa kỹ thuật và các lớp đất tiếp theo cho tới khi hoàn thiện.

Đổ đất chèn

Đất chèn phải đạt hệ số đầm nén tối thiểu 95%, và đạt +/-2% độ ẩm tối ưu, tuân thủ theo AASHTO T-99. Các lớp đất dính (pha sét) được đầm nén mỗi lớp 150-200mm trong khi các lớp đất hạt (sỏi) được đầm nén từng lớp 225-300mm. Các lớp đất đầm nén có độ dày tối thiểu không nhỏ hơn 150mm.

Các lớp đất chèn phải được đổ, san và đầm nén theo cách thức sao cho không làm thay đổi vị trí hoặc làm biến dạng, xếp nếp lưới địa kỹ thuật đã neo định vị. Tránh không đổ đất chèn tại vị trí mép của tấm lưới địa kỹ thuật rồi san ủi, vì như vậy có thể sẽ đẩy cong lưới địa kỹ thuật. Cần lưu ý tiến độ đổ đất chèn để đảm bảo các phương tiện thi công không di chuyển trực tiếp trên các lớp lưới địa kỹ thuật vừa trải định vị, mặc dù các phương tiện bánh lốp cao su có thể di chuyển trực tiếp trên lớp lưới địa kỹ thuật với tốc độ nhỏ hơn 16km/giờ theo đường thẳng mà không gây hư hại gì cho lưới địa kỹ thuật. Cần có một lớp đất tối thiểu có độ dày 150mm đổ trên lớp lưới địa kỹ thuật trước khi các phương tiện thi công khác được phép di chuyển bên trên. Xe bánh xích cần tránh di chuyển bên trên lớp này ở mức độ tối thiểu.

Các lớp đất đổ chèn cách bề mặt mái trong vòng 1m cần phải được đầm nén bằng các phương tiện/thiết bị hạng nhẹ, trừ phi có sự chấp thuận khác của kỹ sư hiện trường.

Nếu cần thiết, có thể phải ốp mái khi đổ đất đầm nén để đạt được hiệu quả đầm nén tối đa ở sát lớp mái taluy.

Thi công lưới địa kỹ thuật cốt gia cường
Thi công lưới địa kỹ thuật cốt gia cường

Thoát nước

Nước ngầm và nước mặt có thể bão hòa quá mức trong các lớp đất, giảm khả năng kháng cắt của đất và do đó giảm tính ổn định của toàn bộ công trình.

Các lớp đất phải được san gạt và lu đầm phẳng trước khi kết thúc mỗi ngày làm việc, nhằm tránh không cho nước mưa tạo thành các vũng nhỏ trên bề mặt. Công trường phải được triển khai và quản lý sao cho các nguồn nước được tiêu thoát trong quá trình xây dựng và sau khi kết thúc công trình.

Các biện pháp thoát nước nền cần thiết phải được áp dụng như khe thoát nước, hệ thoát nước ngang, hào thoát nước, v.v. theo đúng như bản vẽ thiết kế thi công hoặc theo hướng dẫn của kỹ sư hiện trường nhằm tránh hiện tượng ngấm nước bão hòa trong mọi thời điểm.

Nếu trong khi thi công phát hiện các nguồn nước ngầm, nguồn nước phải được thu và tiêu thoát bằng các biện pháp thích hợp và đúng mức cần thiết. Có thể sử dụng các các vật liệu sỏi, đá cuội (có thể bao gồm hoặc không bao gồm ống đục lỗ thu nước) bọc vải địa kỹ thuật để tiêu thoát nước.

Ốp mặt bên

Thi công đúng kiểu ốp mặt bên mái taluy/tường chắn trọng lực như được chỉ định trong bản vẽ thiết kế thi công. Có thể không cần ốp mặt bên đối với mái có góc 450 hoặc nhỏ hơn. Đối với góc lớn hơn 450, nhất thiết phải có vật liệu ốp mái.

Trong trường hợp ốp mái bằng chính vật liệu địa kỹ thuật sử dụng trong phần thân, nhà thầu thi công cần sử dụng các dụng cụ/vật liệu hỗ trợ việc đổ đất neo và đầm nén. Các dụng cụ/vật liệu này có thể là các bao tải đất để lại hiện trường hoặc dụng cụ khuôn sử dụng nhiều lần.

Các kiểu ốp mặt bên khác có thể là rọ đá, thảm tổ ong địa kỹ thuật, các khối gạch liên kết, lưới kim loại, v.v.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vaidiakythuatvietnam.com.vn hoặc gọi cho chúng tôi để nhận được nhiều sự tư vấn về sản phẩm lưới địa kỹ thuật cũng như kỹ thuật thi công lưới địa kỹ thuật.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

>> Biện pháp xử lý nền đất yếu đường giao thông

 

 

 

Những bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button