
Màng lọc Nano (0.01 – 0.001 micron)
Màng lọc nano (Nanofiltration – NF) có kích thước lỗ rỗng khoảng 0,001μm, hoạt động dưới áp suất thông thường từ 100 – 600 psi; là màng trung gian giữa 2 hình thức lọc màng là RO và UF. Nó có thể lọc được các phân tử muối hoá trị thấp và các chất khoáng; được ứng dụng trọng lọc cặn các protein, gelatin, công nghệ chế biến nước hoa quả, phân ly chất rắn hoà tan trong dung dịch và sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt.
Ưu điểm
- Màng Nano có khả năng giữ các phân tử đường, muối kim loại hóa trị II, vi khuẩn, proteins,…Với công nghệ lọc Nano, nước vẫn giữ lại được các thành phần khoáng tốt cho cơ thể,
- Không lo mất điện do không sử dụng điện,
- Không gây lãng phí nước vì không có nước thải,
- Không có bình áp nên không tốn diện tích, phù hợp với mọi không gian trong gia đình
Nhược điểm
Công nghệ Nano không qua hệ thống xử lý thô sẽ dễ gây tắc màng, những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể, giá thành cao. Có thể khắc phục nếu người sử dụng xác định trước nguồn nước để đảm bảo quá trình dùng Nano hiệu quả hơn.
Màng siêu lọc UF
Có khá nhiều ứng dụng trong thực tế: lọc nước uống từ nước mặt, nước ngầm, nước biển; chế biến thực phẩm và nước giải khát (lọc nước ép trái cây, nước trà xanh, sữa,…); công nghiệp sản xuất mạch nha (Malting Industry); sản xuất dược phẩm; công nghệ sinh học; sản xuất chất bán dẫn; thu hồi dầu, mỡ; xử lý nước thải;… Đặc biệt trong lĩnh vực lọc nước sạch thiết bị lọc sử dụng màng lọc UF được xem là rất có triển vọng vì ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết, màng UF còn có những ưu điểm trội hơn các loại màng lọc khác.
Ưu điểm
- Có khả năng loại trừ các tạp chất, chất độc còn lại trong nước sau khi lọc sơ bộ đặc biệt là các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, và nước đầu ra không chỉ tuyệt đối an toàn mà còn giữ lại được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Quy trình vận hành đơn giản, quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ bình thường và áp suất thấp nên ít hoặc không tiêu thụ điện năng, tiết kiệm phí vận hành.
- Kích thuớc của hệ thống nhỏ gọn, cấu trúc đơn giản nên không tốn mặt bằng lắp đặt.
- Cấu trúc và vật liệu màng lọc đồng nhất, vật liệu của màng lọc UF không xâm nhập vào nguồn nước và sử dụng phương pháp lọc cơ học nên không làm biến đổi tính chất hóa học của nguồn nước, đảm bảo độ tinh khiết trong suốt quy trình xử lý.
- Rất thuận tiện trong việc xả rửa màng lọc, độ bền của màng cao (có thể lên đến 3 năm).
Nhược điểm
Những chất khoáng còn lại trong nước có thể sẽ không có lợi cho cơ thể. Có thể khắc phục bằng cách xác định rõ nguồn nước đầu vào, các chỉ tiêu lý hóa cần phải đạt tiêu chuẩn nguồn nước sinh hoạt của bộ y tế
Màng lọc RO (0.001 – 0.0001 micron)
Màng lọc thẩm thấu ngược (Reverse osmosis – RO) Màng lọc RO có kích thước lỗ rỗng nhỏ hơn 0,0001μm, chúng được hoạt động dưới áp suất cao, thông thường từ 400 – 1000 psi, cho phép loại bỏ hầu hết các thành phần có trong nước như: cacbuahydrat, phân tử chất, cặn lơ lửng, các chất khoáng, các ion, amino, acid…, .Cơ chế hoạt động của lọc RO sử dụng tính chất của màng bán thấm, tất cả các chất hoà tan bị giữ lại, trừ một vài phần tử hữu cơ rất gần với nước có khối lượng mol nhỏ, phân cực mạnh. Theo cơ chế trượt ngang nguồn nước sau khi tới màng lọc RO tách ra làm hai phần: Một phần nước hoàn toàn tinh khiết, nước còn lại có lẫn các tạp chất sẽ bị cuốn ra ngoài theo đường nước thải.
Ưu điểm
Công nghệ mới của RO trong đó có thêm lõi lọc thứ 6 thêm chức năng bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể. Sẽ cho ra nước tinh khiết, đồng thời cũng loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước (uống nước tinh khiết trong thời gian dài làm cho cơ thể thiếu đi 1 số khoáng chất cần thiết).
Nhược điểm
Công nghệ lọc RO – Tốn nước nhiều, vì việc cho ra nước tinh khiết đồng nghĩa với việc phải loại bổ một luợng nước thải tương đương.