Simacai – mảnh đất bạt ngàn hoa tam giác mạch ở du lịch Lào Cai

Nhiều người nói rằng, Sapa và Simaicai là hai chị em sinh đôi, đều có vẻ đẹp thuần khiến, đẹp đẽ của tạo hóa ban tặng. Nhưng Sapa thì được ưu ái hơn với nhiều địa điểm nổi bật và được Pháp khai phá trở thành điểm du lịch từ thời Pháp thuộc, vì thế mà thu hút nhiều khách du lịch đến hơn, còn Simacai tuy không đẹp đẽ, nổi bật mà ít điểm du lịch hơn nhưng lại giữ được cái nét đẹp hoang sơ, mộc mạc đặc trưng của núi rừng hùng vĩ.
Cùng tìm hiểu đến Simacai, bạn có thể đến đâu, có cảnh đẹp gì với Mbtsalembtshoes.com nhé!
Tam giác mạch ở Lử Thẩn
Nằm trong địa phận xã Lử Thẩn, huyện Simaicai cánh đồng hoa tam giác mạch rộng lớn, trải trên sườn đồi uốn lượn. Những cánh đồng hoa tam giác mạch ở Lử Thẩn như trải dài bất tận và quy mô hơn ở Hà Giang – nơi tạo nên cơn sốt “mua tam giác mạch” trong giới trẻ.
Vào nửa cuối năm 2014, Lào Cai đã cho gieo trồng một khối lượng lớn tam giác mạch để làm du lịch, tại địa phận xã Lử Thẩn, huyện Simacai. Từ một vụ phổ biến tháng 10, 11, nay đã thêm một vụ tháng 4, 5.
Với lợi thế về giao thông đang được cải tạo, có khá nhiều khách du lịch cũng không tiếc công sức đến ghé thăm Simacai, ngắm nhìn những cánh đồng bát ngát tam giác mạch khi đi du lịch Sapa, Bắc Hà hay cửa khẩu Lào Cai. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về những chuyến du lịch Sapa tại nhiều công ty du lịch chất lượng nếu muốn kết hợp cả đi du lịch Simacai để cân đối thời gian và lên kế hoạch hợp lý nhé!
Chợ trâu Cán Cấu
Dù có đang phấn đầu để trở thành điểm du lịch, thì nơi đây vẫn có những đặc trưng riêng, có lẽ se không bao giờ thay đổi được bởi nó gần như đã là truyền thống, là phong tục của người dân nơi đây. Đặc biệt là chợ phiên Cán Cấu là một chợ đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Giáy, Mông – Hoa) vùng Tây Bắc, Viêt Nam; nằm ven đường 153 – một con đường đất duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên giới Si Ma Cai, thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Chợ thường họp vào các ngày: thứ Bảy hàng tuần, ngày lễ, tết trong năm, kéo dài từ sáng sớm đến quá trưa. Đây còn là chợ trâu lớn nhất Tây Bắc, Việt Nam với hàng trăm con trâu được giao dịch trong mỗi phiên chợ.
Chợ phiên ở Simacai
Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Simacai hẳn không thể nào quên những nét đặc sắc văn hóa của các phiên chợ nơi đây, với 05 phiên chợ được tổ chức trong tuần, bạn có thể lựa chọn địa điểm đến của từng phiên chợ để tham quan, giao lưu, mua bán, tìm hiểu về ẩm thực và những nét đẹp văn hóa của người vùng cao: Chợ Sín Chéng – xã Sín Chéng họp vào thứ 4 hàng tuần; Chợ Cốc Cù – xã Bản Mế họp vào thứ 5 hàng tuần; Chợ Lù Dì Sán – xã Sán Chải họp vào thứ 6 hàng tuần; Chợ Cán Cấu – xã Cán Cấu họp vào thứ 7 hàng tuần; chợ trung tâm huyện Si Ma Cai – xã Si Ma Cai họp vào chủ nhật hàng tuần.
Thiên nhiên hoang sơ kì vĩ bên những cung đường đầy hiểm trở
Trước những thay đổi, Simacai cũng có những đổi thay phù hợp nhưng vẫn giữ được cái đẹp, còn có cái gì đó vẫn không đổi, vẫn có sự hoang sơ đơn thuần. Đường lên Simacai là những khúc cua và dốc cao, là những con đường ngoằn nghèo uốn lượng bên sườn đồi. Cùng với đó cũng là núi rừng hoang sơ, là phong cảnh hút tầm mắt với núi đồi, với rừng cây thẳng tắp lại kích thích con người, đặc biệt là giới trẻ yêu thích phượt.
Simacai không hot, không quá nổi tiếng nhưng vẫn thu hút được khách đến, lưu luyến được người đi. Con người nơi đây cũng mộc mạc, đơn giản lắm, không chặt chém, không níu kéo khách du lịch, tất cả đều chân thành, hồn hậu, tươi cười chẳng hề coi bạn là người lạ, đối xử đều như những người trong nhà. Về với Simacai như được về với gia đình, với tình thương đong đầy vậy.
Tham khảo: Tìm hiểu đến những homestay Tam Đảo siêu sang mà siêu rẻ
Không phải tự nhiên con người ta lại muốn đến Simacai mà để rồi đến lại phải lưu luyến. Mà con người, thiên nhiên,… tất cả đều mang đến cái gì đó thật đặc biệt, thật khác lạ khiến con người đến đây luôn nhớ mãi.