Hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn Epoxy cho nền nhà xưởng

Hiện nay, rất nhiều chủ thầu, chủ đầu tư lựa chọn sơn epoxy để thi công cho công trình của mình. Tuy nhiên, khi thi công nhiều công trình gặp phải tình trạng sơn bong tróc, phồng rộp. Do vậy, ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bản quy trình thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng đúng kỹ thuật để bảo đảm tính hiệu quả lâu dài cho công trình.
1. Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp được kết hợp từ 2 thành phần là sơn epoxy và chất đóng rắn.
Sơn epoxy ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm vượt trội như:
Giúp mặt nền bền vững theo thời gian
Sau khi thi công sơn epoxy sẽ tạo nên 1 lớp đóng rắn liền mạch tren bề mặt sàn. Lớp đóng rắn này có tác dụng bảo vệ bề mặt sàn và tránh những yếu tố bên ngoài tác động xấu lên bề mặt, giúp bề mặt bền vững theo thời gian.
Hơn nữa, sơn Epoxy còn giúp chống vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập, trú ngụ trên bề mặt sàn, bảo vệ tính thẩm mỹ và nâng cao tuổi thọ cho công trình.
Mang lại tính thẩm mỹ cao
Sơn epoxy tạo nên một bề mặt sáng bóng, láng mịn và liền mạch, tránh tình trạng thấm nứt bề mặt. Sơn epoxy với đa dạng màu sắc giúp bề mặt sơn đẹp, mang lại tính thẩm mỹ cao.
Tăng khả năng chịu lực
Sơn epoxy có khả năng chịu lực rất tốt, có thể chịu trọng tải cao lên đến 20-30 tấn. Nhờ vào tính đàn hồi và chắc chắn, lớp sơn sẽ giúp bảo vệ bề mặt khỏi lực tác động mạnh.
Chống trơn trượt khi di chuyển
Thi công sơn Epoxy cho nền nhà giúp tạo độ ma sát cao cho bề mặt. Từ đó việc di chuyển, lao động được thuận tiện và an toàn hơn.
2. Lưu ý chuẩn bị trước khi thi công sơn nền Epoxy nhà xưởng
Trước khi tiến hành thi công sơn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những điều sau để mang lại hiệu quả thi công cao nhất:
Xử lý bề mặt bê tông:
Công đoạn xử lý bề mặt bê tông sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng của lớp sơn epoxy sau khi thi công. Bởi vậy, bạn cần kiểm tra và đánh giá kỹ về bề mặt theo các yếu tố sau:
Mác bê tông:
Mác bê tông nên sử dụng là 250 hoặc 300 để mang lại hiệu quả cao nhất khi thi công. Bên cạnh đó, mác bê tông còn phải phụ thuộc vào khả năng chịu trọng tải của nền bê tông thiết kế.
Độ ẩm:
Độ ẩm chính là yếu tố gây tác động trực tiếp lên chất lượng sơn, đây chính là nguyên nhân khiến lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc. Nếu thi công sơn epoxy gốc dầu thì độ ẩm bề mặt đạt yêu cầu là dưới 5%, còn nếu thi công sơn epoxy gốc nước thì cần tạo độ ẩm dưới 8% cho bề mặt thi công.
Trong trường hợp nếu bề mặt sàn đang có độ ẩm vượt mức yêu cầu thì hãy tiến hành quét 1 lớp vữa lên bề mặt trước khi tiến hành sơn.
Mặt nền bằng phẳng:
Nếu bề mặt còn lồi lõm thì cần tiến hành trám trét kỹ càng để tạo độ phẳng. Chỉ khi bề mặt đã bằng phẳng thì mới tiến hành thi công sơn epoxy.
Vệ sinh trước khi thi công:
Bước vệ sinh bề mặt vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sơn. Nếu bề mặt không được làm sạch hoàn toàn bụi bẩn thì sau khi thi công, mặt nền sẽ nhanh chóng bị bung sơn, bong tróc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để hỗ trợ quá trình thi công
Một số dụng cụ thiết yếu bạn cần chuẩn bị là: máy mài sàn bê tông, máy hút bụi chuyên dụng, bay răng cưa, rulo,…
>> Bài viết nổi bật:
3. Hướng dẫn thi công sơn epoxy nhà xưởng theo quy chuẩn
Dưới đây là 7 bước thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng theo đúng quy chuẩn:
Bước 1: Phủ bạt và tiến hành vệ sinh mặt bằng
Để hạn chế bụi mịn tấn công thì bước phủ bạt và vệ sinh là không thẻ thiếu. Tiến hành phủ bạt còn giúp quá trình thi công không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Bước 2: Xử lý bề mặt thi công
Tạo độ phẳng cho bề mặt bằng cách sử dụng máy mài chuyên dụng để mài bề mặt sàn. Cần đảm bảo loại bỏ hoàn toàn những vết lồi lõm, các dị vật còn vương lại trên bề mặt. Sau đó, dùng máy hút bụi để hút sạch mọi bụi bẩn nhằm đảm bảo bề mặt sạch sẽ tuyệt đối.
Bước 3: Xử lý các vấn đề khác trên bề mặt bê tông
Dùng bột trét chuyên dụng để lấp kín những vết nứt trên bề mặt rồi làm sạch mọi vết bẩn bám trên bề mặt.
Bước 4: Tiến hành sơn lót
Để tạo độ kết dính giữa bề mặt nền nhà xưởng với sơn epoxy thì cần tiến hành sơn lót. Ngoài tác dụng tạo sự liên kết thì lớp sơn lót còn giúp ngăn chặn nước và hóa chất xâm nhập vào kết cấu của nền bê tông.
Bước 5: Xử lý khuyết điểm trên nền nhà
Sử dụng bột Putty để khắc phục các lỗ và các vết nứt nhỏ li ti trên bề mặt sàn.
Bước 6: Tiến hành sơn lớp sơn phủ epoxy
Sau khi lớp sơn lót đã khô, tiến hành thi công thêm lớp sơn phủ cho bề mặt thi công để hoàn thiện.
Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Sau khi thi công sơn 1-2 ngày thì bạn mới có thể di chuyển trên bề mặt nền. Còn với những phương tiện có trọng tải lớn thì cần đợi khoảng 7 ngày để lớp sơn hoàn toàn chắc chắn.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về quy trình thi công sơn epoxy cho nền nhà xưởng. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi thi công sơn nền. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được chúng tôi tư vấn nhé!
>> Tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về sơn nền nhà xưởng: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm