Các nguồn năng lượng tái tạo hiện tại ở Việt Nam

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không làm ô nhiễm môi trường và làm giảm hiệu ứng nhà kính. Theo Bộ Công thương, tính đến năm 2030 sẽ đặt ra mục tiêu và định hướng phát triển năng lượng sạch hoàn toàn.
Đến nay, Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều dự án NLMT ở các tỉnh phía Trung và Nam. Hầu hết các dự án đều mang lại lợi ích đáng kể như: tiết kiệm tiền điện hàng tháng; tạo việc làm cho 1 số lao động; tăng giá trị sản xuất công nghiệp; tăng thuế VAT vào ngân sách địa phương.
Ngoài NLMT, Việt Nam cũng có những tiềm năng để phát triển năng lượng gió khi sở hữu đường bờ biển dài 3.200km cùng với tốc độ gió ở Biển Đông là 6m/s hằng năm. Tuy nhiên, do còn tồn tại nhiều rào cản về mặt pháp lý; kỹ thuật; kinh phí,… nên phát triển điện gió còn đang có những bước tiến chậm.
Thủy điện
Thủy điện là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn đang được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thủy điện hoạt động dựa trên sức nước trong các dòng nước có tốc độ nhanh để thiết lập ra tuabin máy phát điện.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều xây dựng hệ thống các nhà máy thủy điện hay đập thủy điện. Mặc dù vậy thì những công trình này không được coi là năng lượng tái tạo. Lý do là bởi thủy điện và các con đập làm giảm dòng chảy tự nhiên đồng thời làm chuyển hướng dòng chảy. Ngoài ra, thủy điện và đập thủy điện còn tác động đến con người cũng như quần thể sinh vật trong khu vực đó. Những nhà máy thủy điện nhỏ sẽ được quản lý cẩn thận hơn để không gây ra các tác động xấu đến môi trường.
Năng lượng sinh học
Năng lượng sinh học (hay sinh khối) là năng lượng có nguồn gốc từ động vật và cây trồng. Đây là nguồn năng lượng tái tạo có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào quá trình đốt cháy để tạo ra nhiệt.
Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đốt sinh khối nguồn gốc từ thực vật tạo ra lượng khí CO2 cao gây ra những ảnh hưởng xấu cho môi trường. Chính vì vậy, sinh khối đang dần không được coi là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn.
Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt của Trái Đất được sinh ra từ sự hình thành ban đầu hành tinh và sự phân rã phóng xạ của khoáng chất.
Một số khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao thì sẽ khai thác được và tạo ra điện. Tuy nhiên thì công nghệ để khai thác năng lượng địa nhiệt vẫn còn bị giới hạn ở một số nơi. Bên cạnh đó, vấn đề kỹ thuật cũng làm hạn chế những tiện ích của loại năng lượng này.
Năng lượng mặt trời
Có rất nhiều cách khai thác NLMT nhờ sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại như: NLMT tập trung (CSP); kiến trúc NLMT; quang điện; quang điện bộ tập trung (CPV) hay quang hợp nhân tạo.
Xem thêm:
https://mbtsalembtshoes.com/4-uu-diem-cua-nang-luong-mat-troi-doi-voi-moi-truong/